Lý giải vì sao ô tô Việt Nam đắt và bài học phát triển công nghiệp ô tô từ Hàn Quốc
Bộ Công thương đánh giá, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành Công Thương, mặc dù đã có sự gia tăng trong thời gian qua, song doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô Việt Nam phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Việt Nam phải nhập khẩu ròng hầu hết các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao
Hiện nay, chỉ một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ có chưa đến 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam chỉ có chưa đến 150.
Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp: mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, 40 - 45% vào năm 2025 và 50 – 55% vào năm 2030, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova (theo thông tin từ phía doanh nghiệp), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra cũng như thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe… Việt Nam phải nhập khẩu ròng hầu hết các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là các bộ phận, linh kiện quan trọng, thuộc hệ thống phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái, yêu cầu công nghệ chế tạo ở mức cao.
Để phục vụ lắp ráp ô tô trong nước, trong giai đoạn 2010 – 2016, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng, linh kiện khác nhau, với tổng giá trị nhâp khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỷ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%).
Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành công nghiệp.
Bộ Công thương đánh giá, nhìn chung, máy móc, công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô tương đối lạc hậu. Chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô còn khá thấp và giá thành cao. Chất lượng linh kiện phụ tùng của các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất có khoảng cách khá xa so với các doanh nghiệp Việt Nam.
Hơn nữa, tốc độ trang bị mới của các doanh nghiệp trong ngành cũng ở mức tương đối thấp. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô vẫn chưa đủ năng lực và công nghệ sản xuất để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô trong nước.
Bài học từ Hàn Quốc
Từ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc với kinh phí hỗ trợ hàng trăm triệu USD cho ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ, với thực trạng năng lực còn rất hạn chế của các doanh nghiệp công nghiệp cũng như doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam cần phải dành nguồn lực đáng kể tương tự.
Trình độ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của các chuỗi sản xuất. Để nâng cao trình độ, năng lực của các doanh nghiệp, Nhà nước cần bố trí nguồn lực đủ lớn để hỗ trợ.
Theo Bộ Công thương, từ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc với kinh phí hỗ trợ hàng trăm triệu USD cho ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ, với thực trạng năng lực còn rất hạn chế của các doanh nghiệp công nghiệp cũng như doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam cần phải dành nguồn lực đáng kể tương tự. Trong đó, Việt Nam cần xem xét ở các khía cạnh:
Thứ nhất, cần bố trí nguồn vốn xây dựng cơ bản nhằm xây dựng cơ sở vật chất để hình thành ít nhất 3 Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ tại 03 miền cho các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; đóng vai trò là các Trung tâm kỹ thuật, máy móc dùng chung, cung cấp các dịch vụ chế tạo thử nghiệm, đo lường, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ – trong đó có các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, và các dịch vụ cải tiến doanh nghiệp.
Thứ hai, cần bố trí đủ nguồn kinh phí sự nghiệp nhằm thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ để triền khai hiệu quả các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Thứ ba là nâng cao vai trò và khuyến khích các địa phương trong việc xây dựng các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ riêng, trong đó chú trọng công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô; đầu tư các nguồn lực trên địa bàn trên cơ sở căn cứ các quy định của pháp luật và bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó. Đồng thời, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách công nghiệp hỗ trợ đến các doanh nghiệp trên địa bàn để doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ với các chính sách của nhà nước.
Thứ tư cần xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, trong đó có công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, có thời hạn đến năm 2025; Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ để thu hút đầu tư nguồn lực xã hội vào phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Thứ năm, thu hút đầu tư các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và các nhà cung cấp cụm linh kiện, linh kiện lớn trong ngành ô tô trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu phục vụ thị trường trong nước và thị trường ASEAN hơn là định hướng xuất khẩu, phục vụ thị trường toàn cầu. Đồng thời có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp chế xuất lớn bán hàng vào nội địa, tìm kiếm cơ hội tại thị trường trong nước và phát triển chuỗi cung ứng ngành ô tô tại Việt Nam.
Thứ sáu, cần thúc đẩy các dự án lớn về công nghiệp vật liệu, đặc biệt là các dự án sản xuất thép cán nóng, thép chế tạo... của các nhà đầu tư trong nước để bảo đảm nguồn vật liệu đầu vào cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Đồng thời thu hút đầu tư vào các phân ngành chế tạo cơ bản (tạo phôi, gia công áp lực, gia công chính xác, nhiệt luyện, xử lý bề mặt và sản xuất khuôn mẫu). Đẩy mạnh việc hợp tác với các ngành công nghiệp vật liệu đầu vào cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ngành ô tô.
tin khác
- Người đi ô tô chú ý: Từ 1/8/2022 xe không dán thu phí tự động đi vào cao tốc sẽ bị phạt
- Dừng đèn đỏ dưới bóng cây có thể bị phạt
- Khi nào cần phải đại tu động cơ ô tô?
- Giá xăng tăng kỷ lục, phải chi thêm bao nhiều tiền cho xe hạng C
- Nissan Kicks 2022 sớm ra mắt trong tháng 7/2022
- Kinh nghiệm bỏ dưỡng xe hơi kéo dài tuổi thọ
- Ford Ranger - Mẫu xe giữ vị trí đầu bảng phân khúc xe bán tải tại thị trường Việt Nam
- Mua Toyota Vios cũ đời nào để sử dụng gia đình?
- Thông tin Bảng giá xe Nissan Navara cũ 05/2022
- Có nên mua Mitsubishi xpander không? Những ưu điểm trên xe Mitsubishi xpander
xe mới về
-
Ford Territory Titanium 1.5 AT 2023
822 triệu
-
Kia Morning Si AT 2016
275 triệu
-
Kia Morning Si AT 2016
278 triệu
-
Mitsubishi Attrage 1.2 CVT 2020
359 triệu
-
Mazda CX8 Premium AWD 2023
1.59 tỷ
-
Lexus LX 570 2008
1.380 tỷ